Cường giáp là hội chứng gây ra do tình trạng sản sinh quá mức hormone tuyến giáp. Hiện nay bệnh cường giáp diễn ra phổ biến với các dấu hiệu tương đồng với nhiều loại bệnh khác. Nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh cường giáp, các bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên một số dấu hiệu và triệu chứng và sau đó được xác định bằng phương pháp thử máu.
Nguyên nhân của bệnh
Bệnh cường giáp là bệnh gây ra do tuyến giáp hoạt động quá mạnh. Tuyến giáp vốn là tuyến nội tiết quan trọng nằm ở cổ, có nhiệm vụ tiết ra hormone tuyến giáp kiểm soát nhiều hoạt động của cơ thể.
Một số chức năng có thể kể đến như tăng cường quá trình trao đổi chất, điều tiết lượng canxi trong máu, kích thích sự hoạt động của tim, hệ thần kinh và điều tiết nhiệt lượng cho cơ thể. Khi hormone này tiết ra quá nhiều sẽ dẫn đến các triệu chứng của bệnh cường giáp.
Triệu chứng của bệnh
Bệnh cường giáp gần như bệnh lý toàn thân vì tác động đến sự chuyển hóa trong cơ thể, gây ảnh hưởng tới nhiều hệ cơ quan như tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, não bộ…Các triệu chứng điển hình của bệnh cường giáp có thể kể đến:
- Nhịp tim nhanh: Thường hơn 100 nhịp một phút hoặc tim loạn nhịp hoặc đánh trống ngực khiến người bệnh luôn cảm thấy bồn chồn, lo lắng và thậm chí là khó thở.
- Giảm sút cân đột ngột: Ngay cả khi ăn uống ngon miệng, chế độ ăn uống vẫn bình thường hoặc thậm chí tăng. Trọng lượng cơ thể thay đổi không rõ nguyên nhân.
- Khả năng vận động kém: Cường giáp ảnh hưởng đến các vấn đề với cơ bắp, như mệt mỏi và yếu sức, gây giảm sức lao động và vận động…
- Stress, căng thẳng, khó tập trung: Là những biểu hiện thường thấy của người bệnh khi bị cường giáp. Điều này có thể bao gồm những cơn khó chịu và kích động mà không có nguyên nhân, bệnh nhân dễ bị trầm cảm và lo âu.
- Đau nhức cơ bắp và khớp xương: Nhiều người bệnh còn thấy rằng họ bị run tay và các ngón tay. Ra mồ hôi nhiều hơn.
- Gặp vấn đề về đường ruột: Rối loạn tiêu hóa, táo bón kéo dài.
- Phì đại tuyến giáp: Cảm giác cổ bị sưng lên, tuyến giáp sưng to, giọng nói khàn do tuyến giáp mở rộng ra. Có dấu hiệu bị bướu cổ hoặc bị phồng nhãn cầu (chứng lồi mắt)
- Nồng độ cholesterol bất thường: Nồng độ cholesterol trong cơ thể cao thấp bất thường dẫn đến tóc dễ bị gãy rụng, da trở nên nhạy cảm. Ngoài ra, đối với phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt có khả năng biến đổi bất thường cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh cường giáp.
Chẩn đoán cường giáp
Cường giáp có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu nồng độ hóc môn giáp và hóc môn kích thích tuyến giáp (TSH). Nồng độ hóc môn tuyến giáp sẽ cao và hóc môn TSH sẽ thấp. Siêu âm tuyến giáp và xét nghiệm máu sẽ gợi ý xác định nguyên nhân gây ra tình trạng cường giáp.
Điều trị cường giáp
Cường giáp có thể được điều trị bằng thuốc, phóng xạ iod hoặc phẫu thuật. Tùy thuộc vào tuổi, độ nặng và loại bệnh sẽ quyết định phương pháp điều trị.
Thuốc: hai thuốc chính được sử dụng để điều trị cường giáp là thuốc kháng giáp và ức chế bê-ta
Iode phóng xạ: Iode phóng xạ phá hủy tuyến giáp, là cách có thể điều trị cường giáp vĩnh viễn.
Phẫu thuật: mặc dù phẫu thuật cắt tuyến giáp có thể điều trị triệt để cường giáp nhưng nó ít được sử dụng hơn thuốc và iode phóng xạ vì nguy cơ liên quan đến phẫu thuật bao gồm tổn thương thần kinh thanh quản và tuyến cận giáp, dùng để điều hòa cân bằng calci trong cơ thể. Tuy nhiên, phẫu thuật là cần thiết khi:
- Bệnh nhân có bướu giáp lớn chặn đường thở, gây khó thở
- Bệnh nhân không dung nạp thuốc kháng giáp và không muốn sử dụng iod phóng xạ
- Có một nhân giáp nghi ngờ ung thư
- Bệnh nhân có bênh lý mắt do bệnh Grave.
Discussion about this post